Đấu sĩ lbx ifreet  Một số gia đình thay vì làm thủ tục an táng cho người đã khuất, lại đem “quan tài đi diễu phố”, gây áp lực đối cơ quan chức năng, hoặc đe dọa, hành hung các y, bác sĩ. Được lý giải là do vấn đề “bức xúc”, tuy nhiên thực tế đây là hành vi “gây rối trật tự công cộng” khiến các lực lực lượng chức năng phải mất nhiều công sức để lập lại trật tự.

Những vụ “quan tài” gây áp lực…

Không khó để có thể đưa ra những ví dụ về các vụ “quan tài diễu phố”. Vụ việc gần đây nhất, diễn ra vào ngày 18 - 10 - 2013, liên quan đến việc sản phụ Nguyễn Thị Xuân, SN 1973, trú làng Mật Thôn, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, tử vong tại BVĐK huyện Thiệu Hóa. Được biết, khoảng 19g30 ngày 17-10, chị Xuân đã được chuyển đến đây chờ sinh với biểu hiện chuyển dạ. Sau khi thăm khám, y bác sĩ ở đây kết luận, thai nhi và sản phụ khỏe mạnh bình thường.

Đến 3g sáng 18 - 10, thấy sức khỏe chị Xuân nguy   Đấu sĩ lbx ifreet   kịch, các bác sĩ mới gấp rút đưa sản phụ Xuân lên bàn đẻ. Tuy nhiên, cho đến hơn 5g, chị Xuân vẫn chưa được bác sỹ tiến hành phẫu thuật. Khoảng 5g45, gia đình được phía BV thông báo, sản phụ Xuân và thai nhi đã tử vong.
 


Cho rằng cái chết của chị Xuân và thai nhi là do kíp trực lơ là, hàng trăm người thân của sản phụ đã kéo đến bao vây BV suốt cả ngày hôm ấy.

CA huyện Thiệu Hóa đã huy động CA xã, cảnh sát an ninh và lực lượng giao thông để vãn hồi trật tự. Đến khoảng 13g30, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng mới thuyết phục được người dân đưa thi hài chị Xuân về quê ở xã Thiệu Phúc an táng. Dù CQĐT chưa có kết luận cuối cùng, song BVĐK huyện Thiệu Hóa đã chủ động gửi gia đình sản phụ Nguyễn Thị Xuân 150 triệu đồng để “hỗ trợ” mai táng.

Sự việc khác xảy ra ngày 8 - 8 - 2013, ông Nguyễn Xuân Hồng, 75 tuổi, trú tại xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, nhập viện vào khoa Chấn thương, BVĐK Hà Tĩnh để điều trị viêm xương, đau nhức khắp cơ thể (theo chẩn đoán của bác sĩ). Đến khoảng 11g ngày 12 - 8, sau khi được các bác sĩ tiêm   Đấu sĩ lbx ifreet   thuốc kháng sinh, bệnh nhân bị sốc phản vệ, ngừng tuần hoàn và có nguy cơ tử vong. Các bác sĩ đã chuyển ông Hồng lên khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục điều trị. Lúc này bệnh nhân đã rơi vào tình trạng chết lâm sàng.

Khi biết được thông tin bệnh nhân tử vong, khoảng 10 người nhà của bệnh nhân bức xúc cho rằng do lỗi của các y, bác sĩ nên đã hành hung 4 y, bác sĩ tại khoa Hồi sức tích cực. Người nhà bệnh nhân còn đập phá một chiếc máy sốc tim có giá trị mấy trăm triệu đồng (cả viện chỉ có 2 cái dùng để cấp cứu), đập vỡ toàn bộ kính phòng điều trị của khoa Hồi sức tích cực.

Chỉ đến khi có mặt của lực lượng CA tại hiện trường, sự việc mới được ngăn chặn, khống chế.
 

Sáng 18 – 10, sau cái chết của sản phụ Nguyễn Thị Xuân tại BV Đa Khoa huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cả nghìn người dân đã bám theo chiếc xe chở quan tài chị Xuân diễu hành qua các phố.


Những hậu quả khôn lường…

Trên đây chỉ là những ví dụ về thực trạng “dùng quan tài” để gây sức ép với cơ quan chức năng, hoặc hành hung bác sĩ. Nghiêm trọng hơn có trường hợp xảy ra ở BVĐK huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Cho rằng cái chết của anh trai mình là lỗi của các y bác sĩ, đối tượng Nguyễn Xuân Dũng, đã lấy con dao của người nhà bệnh nhân, quay trở lại phòng cấp cứu, đâm bác sĩ Nguyễn Ngô Hoàn và bác sĩ Phạm Đức Giầu khiến bác sĩ Hoàn mất 18% sức khỏe, bác sĩ Giầu tử vong. Với hành vi phạm tội này, Nguyễn Xuân Dũng bị kết án chung thân cho tội giết người, 4 năm cho tội cố ý gây thương tích. Tổng hình phạt chung cho cả 2 tội là chung thân.

Không khó để nhận thấy, những vụ hành hung, hoặc “mang quan tài diễu phố” nhằm gây áp lực với bác sĩ, cũng như các cơ quan chức năng nói chung thời gian gần đây liên tục xảy ra. Ở một số vụ việc, bên cạnh nỗ lực từ phía các cơ quan chức năng, thì các BV cũng đã phải “hỗ trợ” gia đình nạn nhân những khoản tiền cụ thể”.

Trao đổi với PV báo PL&XH xung quanh sự việc này, TS. Nguyễn Viết Tiến, GĐ BV Phụ sản Trung ương cho rằng: “Việc người nhà tập trung   Đấu sĩ lbx ifreet   lại nhằm gây áp lực và hành hung các y, bác sĩ, sẽ để lại những hậu quả khôn lường và không ai khác chính người dân lại là người gánh chịu hậu quả đó. Việc tập trung người gây náo loạn cũng khiến các bác sĩ sợ hãi và không thể thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh một cách bình thường. Thậm chí, bác sĩ phải trốn chạy, BV phải đóng cửa ngừng tiếp nhận bệnh nhân. Như vậy, không chỉ là gây rối, hành hung người khác, hủy hoại tài sản… mà những hành vi đó cũng vô cùng nguy hiểm. Người nhà bệnh nhân không lường trước được hậu quả mà họ đã gây ra, cho nhiều người khác”.

Nhiều lý do đã được đưa ra để “lý giải” cho việc nở rộ những hành động trái pháp luật, trái đạo lý như trên. Trong đó, có thể vì sự giao tiếp không tốt, thái độ vô trách nhiệm của những người làm nghề thầy thuốc cứu người. Trong rất nhiều vụ việc, kết luận cuối cùng của cơ chức năng cũng cho thấy phần lỗi không nhỏ thuộc về phía BV, bao gồm cả sự tắc trách, thái độ lơ là lẫn trình độ chuyên môn và nhiều biểu hiện tiêu cực khác... Của người thầy thuốc.

Mặt khác, ở một góc nhìn xã hội học, nhiều ý kiến lại cho rằng đời sống hiện đại đang tạo cho con người rất nhiều áp lực và những rủi ro. Những áp lực cuộc sống không được giải tỏa; sự   Đấu sĩ lbx ifreet   khó chịu dồn nén trong tâm tư của mỗi người; sự bất công và những rủi ro ập đến đột ngột… khiến nhiều người mất thăng bằng. Tất cả “cộng dồn” lại và BV trở thành một trong những nơi… bùng nổ, khi hiện tại bác sĩ đã mất dần vị thế “người thầy” để mọi người tôn kính, ngưỡng mộ.

Ở hầu hết các vụ việc “quan tài diễu phố” đều cho thấy, chỉ có một phần nhỏ là thân nhân. Còn lại đa phần là đám đông hiếu kì, theo dõi sự việc nhập vào dòng người để thỏa mãn trí tò mò. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng có một số người đã lợi dụng tình hình, kích động gia đình nạn nhân nhằm thực hiện những ý đồ khác – gây rối an ninh trật tự.

Ở góc độ pháp lý có thể thấy, nếu bác sỹ vi phạm y đức đã có các cơ quan chức năng tiến hành điều tra kết luận và xử lý. Người dân có quyền khiếu nại tố cáo, chứ không có quyền hành hung bác sĩ, bởi lẽ tính mạng và sức khỏe của con người là bất khả xâm phạm. Cũng như không được phép tập trung đông người để gây sức ép. Những trường hợp lấy lý do “bức xúc” rồi hành hung bác sĩ, đập phá tài sản BV, là hành vi vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng, vi phạm đạo đức, sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.
 

Điều   Đấu sĩ lbx ifreet   235 Bộ luật Hình sự 1999, quy định: Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích   Đấu sĩ lbx ifreet   mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách; Có tổ chức; Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; Xúi giục người khác gây rối; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; Tái phạm nguy hiểm.

&Ldquo;Các bác sĩ liệu có thực sự không vi phạm đạo đức?”
Nhìn nhận ở góc độ pháp lý, luật sư Trần Văn Đức, GĐ Công ty luật Trường Sa cho rằng trong các vụ “quan tài diễu phố” có rất nhiều “uẩn khúc” mà cơ quan chức năng phải điều tra làm rõ.
&Ldquo;Thông tin đăng tải trên nhiều phương tiện truyền thông, cho thấy ở nhiều vụ, trước khi sự việc đến chỗ “đám đông” hành động như vậy, thì thân nhân của những người xấu số đều đã cầu khẩn, các bác sĩ nhanh chóng cứu chữa cho người bệnh. Tuy nhiên, dường như các y bác sĩ đã chậm trễ và tắc trách dẫn đến… không kịp thời cứu chữa bệnh nhân.
Ở đây cần đặt nghi vấn, các bác sĩ trong những trường hợp cụ thể đó đã thực sự không vi phạm đạo đức? Cần phải thấy rõ một điều, nếu các bác sĩ có lương tâm và có đạo đức nghề nghiệp thì sự việc “đáng tiếc” đó có xảy ra hay không? Ở góc độ người dân, không ai lại đồng ý chuyện “hỗ trợ” vài ba trăm triệu đồng để đổi lấy một mạng người và mọi chuyện lại “chìm xuồng”. Việc “mang quan tài diễu phố” cũng là cách mạnh mẽ nhất để mong muốn sự việc phải được điều tra rõ ràng, minh bạch.

 

Sỹ Hào

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Đồ Chơi Cho Bé | Do Choi Cho Be © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top