Một thời gian dài ảm đạm, người viết chuyên   in tờ rơi   cho dòng văn học thiếu nhi nước ta không nhiều, nhưng gần đây, dòng sách "Mẹ viết cho con" đã phần nào "hâm nóng" thị trường. Tác giả là những nhà văn nữ nổi tiếng đặt bút viết với cảm hứng từ những đứa con, để tặng cho chúng một món quà, và điều đó lại tạo ra những cuốn sách có hiệu ứng tốt. 

 Tấm   in tờ rơi   lòng những người mẹ  

Có thể kể tên những "người mẹ viết văn" và các tác phẩm viết cho con, nhưng đã trở thành sách của thế hệ nhỏ tuổi, như Phong Điệp với Nhật ký sẻ đồng; Đỗ Bích Thúy với Em béo và hội cầu vồng; Nguyễn Phan Quế Mai với Mun ơi chạy đi; Trang Thanh với Tí Chổi; Lưu Thị Lương với Con cá mày ở trong nhà, Bí mật trên gác xép...

Lý do mà các nhà văn quyết định viết và in tập khá khác nhau, ví như Phong Điệp viết vì chị thường xuyên phải đọc truyện cho con, đồng thời lại phải biên tập lại vì sách viết ẩu. Nản quá, chị đành tự viết để con đọc. Đỗ Bích Thúy viết để con và các bạn trong lớp đọc, rồi một hôm con chị hỏi mẹ: "Hôm nay mẹ có truyện mới không?". Nhu cầu của con đã là động lực để chị "rẽ ngang" sang đề tài này. Một số nhà văn khác viết vì con gợi ý viết chung, hoặc cảm thấy trong cuộc sống, bản thân những đứa con có quá nhiều điều thú vị. Nắm bắt được tâm lý của bạn đọc nhỏ tuổi, sự sẻ chia của các nhà văn nữ, các nhà xuất bản đã tiếp nhận bản thảo ngay khi mới là ý tưởng hoặc đặt hàng để các cây bút nữ bắt tay vào viết.

Phải khẳng định, những tác phẩm người thật, việc thật, qua trí tưởng tượng của những cây bút từng kinh   in tờ rơi   qua viết lách lâu năm có một sức cuốn hút rất riêng biệt. Những câu chuyện rất ngộ nghĩnh của những cô bé, cậu bé trong tiếp xúc, sinh hoạt của từng gia đình bỗng trở nên sinh động qua cách nhìn, cách xử lý của những người mẹ   in tờ rơi   vốn nhạy cảm và có tư duy ngôn ngữ linh hoạt. Độc giả nhỏ tuổi, chính vì thế có sự đồng cảm và thích thú khi soi thấy chính mình trong những đối thoại, cách suy nghĩ hết sức hồn nhiên. Câu chuyện riêng của mỗi nhà đã trở thành câu chuyện đọc chung của các em thiếu nhi, mang lại tiếng cười, những bài học nhỏ mà bổ ích.

Điều dễ nhận thấy ở dòng sách cảm hứng từ thế giới con trẻ là các tác giả viết với một niềm say mê và cả ngưỡng mộ sự trong sáng của thế giới ấy. Không chỉ là một phút nhất thời hay cố gắng hoàn thành "nhiệm vụ", đơn đặt hàng của các nhà xuất bản, một số bà mẹ viết văn còn có ý định nối dài các tác phẩm của mình như một cảm hứng sáng tác xuyên suốt, lâu dài và ổn định. Nhà văn Phong Điệp dự định sẽ song hành cùng tuổi của các con đến khi trưởng thành bằng những tập sách độc quyền cho hai bé. Nhà văn Đỗ Bích Thúy cũng thể hiện sự trường vốn bằng cách ấp ủ dự định sáng tác những phần tiếp theo của tác phẩm mới nhất Nhật ký hội Cầu Vồng. Nhà thơ Trang Thanh nung nấu ý định chuyển thể thành công bộ truyện Tí Chổi thành kịch bản phim truyền hình. Còn nhà văn Lưu Thị Lương vẫn âm thầm, bền bỉ đi cùng tuổi thơ của các con bằng những biến hóa hết sức tài tình trong những câu chuyện lấy cảm hứng từ không gian con trẻ quanh mình.

 Không nên chỉ là trào lưu  

Lâu nay, nền văn học nói chung vẫn thiếu đội ngũ   in tờ rơi   tác giả "lành nghề" chuyên viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Khi những người mẹ viết văn ra mắt những tác phẩm cho những thiên thần của mình, nhiều người nhận ra rằng đây chính   in tờ rơi   là "kho báu" cần được "khai quật". Trên thực tế, trong bối cảnh hội nhập đa chiều như hiện nay, một cây bút năng động sẽ viết tốt ở nhiều mảng đề tài và cho nhiều lứa tuổi. Không ít nhà văn tên tuổi như Nguyên Hồng, Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Vũ Tú Nam..., Ngoài những tác phẩm đóng đinh vào nền văn học nước nhà, vẫn dành thời gian viết cho thiếu nhi và gặt hái thành công.

Sự nổi lên của các blog cá nhân, mạng xã hội đã khiến việc chia sẻ thông tin, chuyện riêng tư trong gia đình, cách nuôi dạy con cái trở nên dễ dàng. Vì thế, không khó để bắt gặp những trang blog hay facebook cá nhân viết rất hay, ngộ nghĩnh và sâu sắc chung quanh đối thoại, thói quen và tưởng tượng của các con, cháu. Chính nguồn chất liệu thô mộc này hứa hẹn những truyện ngắn, truyện dài mà các nhà xuất bản có thể đặt hàng các tác giả nghiệp dư "phóng bút".

Tác giả, chính là ở những người hằng ngày được sống, được hòa nhập, hiểu và   in tờ rơi   yêu mến thế giới trẻ thơ kỳ diệu với nhiều tình huống dở khóc, dở cười mà đáng nhớ, đáng yêu.

Hiện nay, nhiều cây bút nữ đã bắt đầu hòa nhập vào không khí viết sách thiếu nhi với những khởi đầu đáng ghi nhận. Từ việc Di Li viết cho thời hoa niên của mình với Nhật ký mùa hạ, Thụy Anh ra mắt bộ sách kỹ năng trò chuyện khá độc đáo mang tên Bố ơi, vì sao?theo yêu cầu của độc giả Tạp chí Mẹ & Bé,độc giả hoàn toàn có thể hy vọng họ sẽ viết về thiếu nhi hay hơn trong vai trò của những người mẹ. Thiếu nhi, dù có hoàn cảnh sinh trưởng, phát triển thế nào vẫn là những mầm non khao khát được tưới tắm không khí trong lành, nguyên sơ, giống như cách các em mong được đọc những cuốn sách gần gũi, chân thật, sát với đời sống của mình chứ không đơn   in tờ rơi   thuần là sự tưởng tượng áp đặt. Muốn có được điều này, ngoài trí tưởng tượng, tác giả viết sách thiếu nhi cần "đọc" được và nhập tâm cùng tâm hồn trẻ thơ, thấu hiểu tâm lý trẻ thơ từ thực tế cuộc sống. Qua đó tác giả biến hóa nhuần nhị thành ngôn ngữ văn học dễ hiểu, dễ cảm để mỗi em thiếu nhi khi đọc tác phẩm đều soi thấy mình cũng như có được niềm vui, sự giải trí lành mạnh.

Như vậy, các bà mẹ viết sách không còn đơn thuần chạy theo lợi nhuận phát hành mà cao hơn nữa là tạo nên một món quà lưu niệm đáng nhớ cho tuổi thơ của những em bé. Hy vọng đây không chỉ là một trào lưu. Nghĩ cho con, nghĩ cho lớp trẻ thơ và chắp cánh ước mơ cho chúng, làm giàu tâm hồn chúng bằng những trang văn bổ ích là những việc làm ý nghĩa cần được quan tâm. Đó cũng là cách giáo dục thế hệ tương lai vô cùng hiệu quả.

HÀ VÕ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Đồ Chơi Cho Bé | Do Choi Cho Be © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top